Tin tức

3 đặc khu kinh tế đặc biệt được chính phủ lựa chọn

Mới đây, trong phiên họp thường kỳ tháng 11/2016, Chính phủ đã họp bàn thống nhất Đề án xây dựng 3 đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Đặc khu kinh tế

Cũng theo chỉ đạo của Chính phủ, 3 đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt này sẽ lựa chọn những thế mạnh riêng của khu vực mình để có định hướng phát triển cho phù hợp, nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, tạo động lực phát triển mới, bảo đảm phân bổ nguồn lực theo vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi cả nước.

Để thực hiện một cách có hiệu quả, Chính phủ giao UBND các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các đề án đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; đề xuất cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng các dự án luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt cho từng đơn vị.
Tiếp đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo Chính phủ cho ý kiến, trước khi báo cáo Bộ Chính trị theo quy định.

Trên cơ sở đó, tiếp tục giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và UBND các tỉnh và các bộ, cơ quan liên quan, lập đề nghị xây dựng các dự án luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, báo cáo Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội.

Cho đến nay, mặc dù có lợi thế rất lớn về kinh tế biển đảo nhưng Việt Nam chưa có một đặc khu kinh tế đúng nghĩa nào. Sự ra đời của mô hình này tại 3 khu vực Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc hứa hẹn đem đến nhiều kết quả tốt đẹp, làm tiên phong cho những khu vực khác được đà phát triển.

Đặc khu kinh tế là gì?

Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone) là những khu kinh tế tự do được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư bằng các chính sách kinh tế, chính sách xã hội đặc biệt. Trên thế giới có rất nhiều đặc khu kinh tế vô cùng phát triển được thành lập như:

  • Đặc khu kinh tế Hồng Kông – Thượng Hải của Trung Quốc
  • Đặc khu kinh tế London Docklands của Anh Quốc
  • Đặc khu kinh tế Okinawa của Nhật Bản

Những chính sách kinh tế đặc biệt thường được áp dụng tại các khu vực đặc khu kinh tế bao gồm:

  • Xây dựng mội trường kinh doanh thuận lợi: Miễn thuế hoặc giảm thuế, giảm thiểu tối đa quy trình, thủ tục pháp lý, xây dựng chính sách ưu đãi riêng.
  • Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ: xây dựng hệ thống đường giao thông cùng các hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thuận tiện cho các nhà đầu tư
  • Vị trí thuận lợi: các đặc khu kinh tế thường được lựa chọn tại các địa phương kém phát triển nhưng lại sở hữu vị trí thuận lợi.

Ngoài các chính sách trên các đặc khu kinh tế khác nhau sẽ có những chính sách ưu đãi riêng phù hợp với định hướng của từng địa phương, từng quốc gia.

5/5 - (4 bình chọn)

Bình luận